So sánh trần nhôm và trần thạch cao đang là vấn đề được nhiều chủ nhà cũng như các nhà đầu tư quan tâm. Liệu nên chọn loại trần nào mới phù hợp cho công trình của mình. Để giải đáp đầy đủ các thắc mắc liên quan, TOPMAT sẽ tổng hợp chi tiết trong bài viết này.
10+ tiêu chí so sánh trần nhôm và trần thạch cao
Để đưa ra những đánh giá chân thực nhất, TOPMAT sẽ đưa ra so sánh dựa trên 10 tiêu chí. Chi tiết sẽ được cụ thể trong phần sau đây.
So sánh trần nhôm và trần thạch cao về thành phần, cấu tạo (thêm trọng lượng)
Trần nhôm là loại vật liệu mới được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, được phủ sơn tĩnh điện hoặc phim màu với nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng. Trần thạch cao được làm từ tấm thạch cao kết hợp với khung xương (thường được làm từ thép mạ kẽm hoặc thanh U xương cá) đi kèm với lớp sơn bả.
Để hiểu rõ hơn về 2 loại trần này, bạn có thể theo dõi bảng so sánh tổng hợp sau:
Đặc điểm | Trần nhôm | Trần thạch cao |
Thành phần | Hợp kim nhôm, tấm nhôm, phụ kiện | Thép mạ kẽm, thanh U xương cá, tấm thạch cao, lớp sơn bả |
Cấu tạo | Đơn giản, dễ tháo lắp, lắp đặt Gồm 3 bộ phận chính:
| Phức tạp, thi công phức tạp hơn Gồm các bộ phận chính như:
|
Trọng lượng | Khoảng 2kg/ m2. Trọng lượng nhẹ, giảm áp lực lên công trình, dễ vận chuyển và thi công. | Khoảng 6.7kg/ m2. Nặng hơn trần nhôm 4.7kg do kết cấu của trần thạch cao được làm từ hỗn hợp các hợp chất bột, tinh thể hạt,… tạo thành. |
So sánh trần nhôm và trần thạch cao về độ bền
Xét về độ bền, trần nhôm được đánh giá cao hơn so với trần thạch cao.
- Tuổi thọ của trần nhôm có thể lên tới 15-30 năm. Với công nghệ hiện đại như hiện nay, độ bền của của loại trần này- có thể lên đến 50 năm. Còn với trần thạch cao, tuổi thọ sẽ dao động từ 8-15 năm.
- Trần nhôm còn được cấu tạo từ hợp kim nhôm bền, chịu lực tốt, chống oxy hóa, chống nước và mối mọt nên độ bền cũng tốt hơn.
- Trần thạch cao dễ bị hư hỏng khi gặp nước mà Việt Nam là đất nước có khí hậu nóng ẩm cao nên tuổi thọ sẽ bị giảm đi đôi chút.
—> Đánh giá chung: Độ bền của trần nhôm cao hơn nhiều so với trần thạch cao.


So sánh trần nhôm và trần thạch cao về khả năng cách âm, cách nhiệt
Để thấy rõ sự khác biệt giữa 2 loại trần nhôm và trần thạch cao, bạn có thể theo dõi bảng so sánh trần nhôm và trần thạch cao sau đây:
Tiêu chí so sánh | Trần nhôm | Trần thạch cao |
Khả năng cách âm | + Có khả năng tiêu âm, giảm tiếng ồn (<45dB). Tuy nhiên, dễ bị dội ngược âm thanh lại trong không gian phòng kín. + Để đạt được hiệu quả tiêu âm tốt, nên chọn loại trần nhôm -đục lỗ có đường kính từ 1.8-2.3mm. | + Khả năng cách âm tốt hơn nhờ bề mặt tấm trần dày, đặc bên trong, chống tiếng ồn lên đến 49dB. |
Khả năng cách nhiệt | + Có khả năng cách nhiệt nhưng không đáng kể. + Đặc biệt được khuyên dùng cho những không gian cần đến sự thông thoáng, thoáng mát. | + Cách nhiệt tốt do đặc tính nóng chảy của thạch cao lên đến 140 độ C. Trong khi trần nhôm chỉ chịu được nhiệt từ -50 độ – 80 độ C |
—> Đánh giá chung: khả năng cách âm, cách nhiệt của trần thạch cao tốt hơn.
So sánh trần nhôm và trần thạch cao về tính thẩm mỹ
Trần nhôm và trần thạch cao đều giúp không gian tăng tối đa tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, tùy theo từng sở thích cũng như nhu cầu của mỗi khách hàng sẽ có những cảm nhận khác nhau.
- Trần thạch cao có nhiều mẫu mã phong phú hơn. Bên cạnh đó, khách hàng có thể tự sơn theo màu sắc mong muốn.
- Trần nhôm được sản xuất theo tiêu chuẩn, màu sắc có giới hạn nhất định. Tuy nhiên độ bền màu được đánh giá khá cao nhờ công nghệ phun sơn hiện đại, hạn chế phai màu hay bong tróc trong thời gian dài.

So sánh trần nhôm và trần thạch cao về tính chống thấm, ẩm mốc
Trần nhôm có khả năng chống thấm tốt do được làm từ hợp kim nhôm có tính chống gỉ, chống ăn mòn cao. Nước không thể thấm qua bề mặt tấm trần nhôm, do đó trần nhôm không bị bong tróc, hư hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với nước.
Trần thạch cao có khả năng chống thấm kém do được làm từ lõi thạch cao (gypsum) và 2 lớp giấy. Tấm thạch cao có thể bị bong tróc, hư hỏng nếu tiếp xúc trực tiếp với nước trong thời gian dài. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng trần thạch cao trong môi trường ẩm ướt.
—> Đánh giá chung: Độ chịu nước của trần nhôm khoảng 80-100%, được đánh giá tốt hơn. Độ chịu nước của trần thạch cao chỉ khoảng 60%.

So sánh trần nhôm và trần thạch cao về khả năng chống cháy
Ngưỡng nhiệt có thể chịu được của trần nhôm ở mức 1000 độ C. Còn trần thạch cao có chứa bột thạch cao là hợp chất hoá cao có nhiệt độ nóng chảy cao có thể chịu nhiệt lên đến 12.000 độ C. Do đó, trần thạch cao sẽ có khả năng chống cháy hiệu quả hơn. Tuy nhiên, về cơ bản, trần nhôm vẫn có khả năng chống cháy lan rộng ở mức khá.
—> Đánh giá chung so sánh trần nhôm và trần thạch cao: Trần thạch cao chịu nhiệt tốt hơn trần nhôm.

So sánh trần nhôm và trần thạch cao về tính an toàn
Hợp kim nhôm được sử dụng để sản xuất trần nhôm không chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân,… do đó an toàn cho sức khỏe con người. Hơn nữa, bề mặt trần nhôm dễ dàng lau chùi, vệ sinh, giúp đảm bảo vệ sinh môi trường sống.
Nguyên liệu làm trần thạch cao có chứa một số hoá chất. Do đó, loại trần này không được đánh giá tốt như trần nhôm. Tuy nhiên, giá thành rẻ là điểm khiến nhiều người vẫn lựa chọn tin dùng trần thạch cao.

So sánh trần nhôm và trần thạch cao về chi phí (chi phí giá thành, sửa chữa bảo dưỡng – kẻ bảng)
Để so sánh trần nhôm và trần thạch cao về chi phí, ta sẽ xét dựa trên 3 chi phí liên quan bao gồm giá thành, chi phí sửa chữa bảo dưỡng và chi phí thời gian thi công. Chi tiết sẽ có trong bảng so sánh trần nhôm và trần thạch cao sau:
Các loại chi phí | Trần nhôm | Trần thạch cao |
Giá thành | 220.000 – 600.000đ/ m2 | khoảng 130.000đ/ m2 |
Chi phí bảo dưỡng | Ít tốn kém, chỉ cần vệ sinh định kỳ. | Tốn kém hơn, cần bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra độ ẩm thường xuyên. |
Thời gian thi công | Dao động 8 – 10 ngày, lắp đặt dễ dàng, đơn giản, nhanh gọn | Khoảng 10 – 12 ngày, thi công khó khăn hơn do trọng lượng nặng. |
So sánh trần nhôm và trần thạch cao về khả năng ứng dụng
Trần nhôm có khả năng ứng dụng linh hoạt hơn tại công trình trong nhà cũng như ngoài trời. Các công trình ngoài trời có thể sử dụng như mái che nhà xe, các khu trưng bày,…. Hoặc sử dụng trang trí cho không gian trong nhà, tạo sự thông thoáng như trong khu thương mại, bệnh viện, văn phòng,….
Trần thạch cao với khả năng chống nước kém, nên chỉ được sử dụng trong nhà. Đặc biệt được dùng trong những địa điểm shop quần áo, quán cafe, showroom,…..
Nên làm trần nhôm hay thạch cao
Qua phần bên trên về so sánh trần nhôm và trần thạch cao, chắc hẳn các bạn đã nắm rõ được những điểm khác biệt chính giữa hai loại trần này. Tuy nhiên vẫn còn băn khoăn nên chọn loại trần nào. Hãy theo dõi tiếp phần sau để đưa ra lựa chọn cho mình.
Trần nhôm – giải pháp làm trần đẹp bền vững
Bạn có thể lựa chọn trần nhôm với những dự án như:
- Công trình lớn, bề mặt rộng và phẳng: trần nhôm với những thanh nhôm dài có thể tùy chỉnh đến hơn 1m. Kết hợp với trọng lượng nhẹ sẽ giúp thi công nhanh, dễ dàng hơn.
- Phù hợp với công trình yêu cầu cao về tuổi thọ: độ bền của trần nhôm có thể lên đến 50 năm.
- Công trình cần sự thông thoáng, không yêu cầu quá cao về khả năng tiêu âm.

Trần thạch cao – phương án làm trần ngắn hạn, thẩm mỹ cao
Trần thạch cao nên được ứng dụng ở các dự án sau:
- Các công trình cần cách nhiệt: Trần thạch cao có khả năng cách nhiệt hiệu quả, phù hợp với những nơi cần kiểm soát nhiệt độ tốt.
- Những công trình cho thuê ngắn hạn, không gian nhỏ gọn như shop quần áo, showroom, quán cafe,…..

Trên đây là bản so sánh trần nhôm và trần thạch cao chi tiết mà TOPMAT tổng hợp được. Để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, hãy liên hệ ngay cho các chuyên viên của TOPMAT.
GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC SO SÁNH TRẦN NHÔM VÀ TRẦN THẠCH CAO
Nhóm (zalo) hỗ trợ thông tin và kỹ thuật Topmat 24/7: https://zalo.me/g/cyheuf811
Hotline giải đáp chung và mua hàng: 19002845